Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Thân phận cây chùm gởi
Cây chùm gởi. Là người Việt Nam có lẽ không ai không biết sự hiện hữu của cây chùm gởi trên các thân cây hay nhánh cây. Sự đến và sự dính liền của cây chùm gởi ít ai biết được bằng cách nào, trong khoảng thời gian nào. nhưng sự có mặt đó trên các nhánh cây tự nó nói lên “cõi tạm” hay “không gốc rễ” hoặc “ăn nhờ ở đậu” của nó. Điểm khác, phần hồn của cây chùm gởi đi về đâu nào ai biết, nhưng phần xác ấy đã lây lất trên thân và cành cây không có sự lựa chọn. Riêng đối với con người mang thân phận ly hương nào có khác gì cây chùm gởi đâu?













Chúng ta hãy nghe lại lời nói của hai nhà đại cách mạng dân tộc:


Thứ nhất, cụ Phan Bội Châu sau những ngày bôn tẩu Đông Kinh, khi người trở về bị thực dân Pháp bắt giam tại núi Ngự (Huế). Người đã nói cùng những đồng chí rằng:” Cho dù nay tôi trong vòng lao lý, chim lồng cá chậu. Nhưng cái lao lý trong lòng quê hương vẫn hạnh phúc hơn những ngày bôn tẩu hải ngoại. Ngẫm lại thời gian ấy, thân tôi như cây chùm gởi, gặp đâu bám đó, chẳng có người thân”.


 


Thứ hai, cụ Phan Châu Trinh trước khi sang Âu châu tìm đường cứu nước. Trong tiệc tiễn đưa cụ lên đường. Cụ đã nói cùng các nhà cách mạng xứ Quảng Nam, trong đó có sự hiện diện của các cụ: Phan Thành Tài, Huỳnh Thúc Kháng, Tiểu La Nguyễn Thành, rằng:” Cái khổ nhất của tôi bây giờ là phải làm thân chùm gởi, nay đây mai đó trên xứ lạ quê người. Nhưng vì vận nước nghiêng ngửa nên tôi phải quyết tâm ra đi cưu mang nhiệm vụ với dân và với nước. Mong rằng ngày trở lại sẽ có những đổi thay”.


Sau nhiều năm làm thân chùm gởi cụ đã trở về đất nước chúng ta. Ngày tàu cập cảng Sàigòn, cụ đã tuyên bố cùng bạn bè rằng: “Từ nay, tôi không còn là cây chùm gởi nữa. Tôi sẽ sống và sẽ chết trên mảnh đất quê hương, chia xẻ những niềm vui và nỗi buồn cùng đồng bào, giống như chim về tổ và lá rụng về cội”. Lúc ấy hành trang trên vai của cụ là làm sao có thể tập hợp được quần chúng, thể hiện tư duy rất người và vì người để tranh đấu cho quyền lợi người dân trong tay thực dân Pháp. Từ cái tư duy ấy, cộng thêm lòng quyết tâm, chấp nhận cực hình, cụ đã viết thư trực tiếp đến toàn quyền Pháp đòi hỏi dân chủ tự do cho dân tộc, khởi động và lãnh đạo phong trào xuống đường chống xâu cao thuế nặng tại Quảng Nam. Mặt khác cũng từ Quảng Nam cụ đã phát động phong trào đàn ông cắt tóc ngắn và không nhuộm răng đen, đã được cả nước hướng ứng và đã làm cho bọn thực dân Pháp hoãn sợ cái khí thế mới và tinh thần duy tân của con người Việt lúc bấy giờ.


Đi từ những trăn trở và quan niệm về thân phận chùm gởi của hai nhà cách mạng tiền bối, chúng ta ngẫm lại chính mình làm thân phận chùm gởi đã 30 năm qua. Thế mà, cho đến giờ nầy chúng ta vẫn loay ngoay, ngập ngừng không chịu nhìn vào thực tại để nhận ra những bế tắc của đất nước, hầu hóa giải những trăn trở của dân tộc trở về cùng với dân tộc, để con người gặp nhau với cái uyên nguyên cội nguồn của nó. Đây chính là giai đoạn dài của 30 năm bỏ nước ra đi, đêm nằm gát tay lên trán hỏi mình đã làm được gì cho nơi tạm dung, và được đón nhận ở mức độ nào khi ta vẫn còn ngỡ ngàng ngôn ngữ hay khập khễnh ở nơi cộng đồng. Hoặc đôi khi, ta hỏi lòng mình trong 30 năm ấy đã đóng góp được gì cho tổ quốc, khi tổ quốc cần đến chúng ta? Nhìn lại dòng lịch sử dân tộc chúng ta không có vấn đề trên lập trường dân tộc hay xu hướng lịch sử mà chỉ trên quan điểm. Quan điểm có thể thay đổi hay xung khích nhưng sinh lộ dân tộc thì luôn luôn bất diệt vì nó bất diệt và trường tồn. Nói một cách khác cụ thể hơn, dân tộc là một tập hợp toàn thể, dân tộc đứng vững và độc lập do lòng tự tin và ý chí sắt đá. Thế thì dân tộc sẽ không có sự khác biệt hay chia rẽ để dân tộc ly bôi, vì mẫu số dân tộc nên được sắp đặt ở thứ vị trên hết và trên cao. Dân tộc chúng ta là dân tộc Việt Nam, có cả bầu trời Việt nam bao la, có hồn thiêng sông núi, nên tự nó không thể và không bao giờ đánh mất không gian sinh tồn của dân tộc. Vì thế, không một cách ngăn hay dị biệt nào để chúng ta không thể hàn gắn những đổ vở do các hiện tượng thời đại gây nên. Xa hơn thế nữa, cho dù dân tộc chúng ta đã trải qua những bể dâu ác mộng hay tang tóc bởi nhiều yếu tố hải ngoại. Nhưng nói cho cùng khởi điểm của vong thân không thể đồng hóa hay chiến thắng trên cùng xu hướng dân tộc đại đồng. Và nhờ ở cốt lõi dân tộc nên tất cả các hương phấn ngoại bang chỉ là phấn hương thời đại nên không thể tồn tại được.


Trên căn bản ấy, con người Việt được thừa hưởng tinh thần Nho giáo trên cơ sở cội nguồn gắn liền với đơn vị làng xã và đạo nghĩa hiếu trung. Trung với nước và hiếu với dân là một nhị nguyên trong nền tảng dân tộc. Cho nên, kẻ sĩ Nguyễn Đình Chiểu sáng rở trong cái mù đã phô diễn tư tưởng con người qua hình ảnh Lục Vân Tiên:” Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu răn mình”. Từ những cốt lõi ấy, con người có phấn hương và nhụy sống, khởi sắc xuân thu nhị kỳ, nghĩa là con người sống với dân tộc và sẵn sàng chết cho dân tộc. Nếu con người cho dù sống trên nhung lụa nhưng nếu không có yếu tố dân tộc phủ che làm nền tảng hay đùm bọc che chở thì có khác gì như cây chùm gởi đâu? Lịch sử của người đâu phải lịch sử của ta và văn hóa của người đâu thể nào hội nhập cùng ta. Đó là nhất nguyên không có sự hòa đồng và vô cực.


Dân tộc không thể đặt ở thứ vị vua tôi. Vì dân tộc ở trên vua. Nho giáo quan niệm Vua là con Trời (Thiên Tử) nên thần dân phải tuân phục. Điều nầy chỉ có thể áp dụng vào thời điểm nào đó thôi và Nho giáo chỉ được tuân thủ trong một phạm vi hạn chế, như trường hợp có sự so sánh cân nhắc giữa Vua-Tôi và dân tộc, hay giữa dân tộc và cá nhân hoặc gia đình, chính vì thế mặc dầu ảnh hưởng Nho giáo đã ăn sâu vào con người Việt Nam qua nhiều thời đại và ảnh hưởng sâu đậm vào gia đình, tinh thần gia tộc tính và xã hội. Tuy nhiên, những đơn cử đưới đây đã chứng minh được rằng Nho giáo chỉ có thể ảnh hưởng ở một góc độ hạn chế nào đó, còn ngược lại khi đối diện với bản sắc dân tộc, giữa tinh thần đạo giáo và dân tộc sẽ được cân nhắc và phân biệt rõ ràng, qua các dữ kiện và hình ảnh như sau:


- Nguyễn Trãi là một nhà Nho trọng nghĩa nhưng ông không phò Trần mà theo Lê diệt Minh; cho dù ông là hậu duệ của nhà Trần. Nguyễn Trãi đã giải quyết cũng như phân biệt được giữa tình nhà và tình nước. Ông càng khẳng định và phân biệt một điều rất rõ là yêu nước không có nghĩa là yêu nhà Trần, từ đó ông đi đến việc giải quyết những bế tắc thời đại qua hình ảnh Bình Ngô Sách bằng thực hiện giấc mơ đánh Minh qua hình ảnh Lê Lợi. Đây là một quyết định sáng ngời vì ông đã đặt sự sống còn của dân tộc lên trên sự tồn vong của triều đại(1).


- Khi vua Tự Đức dâng ba tỉnh Nam kỳ cho Pháp, tất cả các nhà Nho (theo đạo Nho giáo) đã đồng loạt phản đối. Riêng nhà Nho Phan văn Trị còn đòi “chém đầu Tự Đức, moi gan Tự Đức, uống máu Tự Đức”. Tiếp theo các nhà Nho vào cuối thế kỷ XIX đã bỏ nhà Nguyễn khi nhà Nguyễn đầu hàng giặc. Những nhà Nho nầy đã theo tiếng gọi của non sông tiến hành cuộc chiến chống giặc và chống lại triều đình nhà Nguyễn. Gần hơn, khi Bảo Đại bỏ bê triều chính, suốt ngày chỉ gái và rượu, cúi đầu vâng lệnh quan Tây, tất cả các nhà Nho miền Nam, miền Trung và nhân sĩ Bắc Hà đã đòi xử trảm Bảo Đại ở cái tội bù nhìn và vong thân (2).


Chí sĩ Trần Cao Vân xuất thân giòng dõi khoa bảng, người chịu rất nhiều ảnh hưởng Nho giáo, khi bị thực dân Pháp và triều đình Huế xử yêu trảm (chém ba khúc). Ông đã lập bàn hương án quay về đất Quảng Nam mà lạy tạ mẹ già rằng: “ Xin mẹ hãy giữ mình và tha thứ cái tội bất hiếu của con đã không săn sóc mẹ khi tuổi giàï. Nhưng vì tiếng gọi non sông nên con đã đặt tình nước lên tình nhà… (3).


- Gần hơn, phi công Phạm Phú Quốc, người đã dội bom muốn giết Tổng thống Ngô Đình Diệm, khi bị bắt và bị An Ninh Quân Đội tra tấn cực hình. Cụ bà, thân sinh của anh Quốc từ Hội An vào thăm khi thấy mình mẫy của anh bị bầm tím, mang nhiều vết thương do đánh đập gây nên. Thay vì ôm con khóc lóc cụ đã tĩnh táo mà khuyên anh Quốc rằng: ”Mẹ nay đã già rồi, con đừng bận bịu nữa mà con hãy nghĩ đến tình nước lên trước. Cái đau thể xác của con hôm nay sẽ không đau bằng cái nhục nô lệ và độc tài, cho nên con hãy can đảm chấp nhận mọi hình phạt cho dù sau nầy ra sao mẹ vẫn vui lòng và hãnh diện về giòng họ Phạm Phú” (5).


Nhìn lại những đơn cử trên chúng ta thấy được đối tượng để phục vụ cho đất nước là con người. Con người luôn luôn có sự bất đồng nhưng đất nước thì không. Đất nước là một nhất nguyên. Nhưng nếu đã vì đất nước tại sao chúng ta không đặt quyền lợi đất nước lên trên những định kiến và ảo tưởng. Bất đồng hay đối lập là một yếu tố thể hiện tinh thần dân chủ. Tuy nhiên bất đồng trên chính kiến không có nghĩa là chống đối hay đạp đổ. Đất nước, con người và State of Viet Nam (Quốc Gia Việt Nam) sẽ không thể chấp nhận bất kỳ một cuộc phá hoại nào để làm chậm bước tiến của dân tộc. Cho đến nay bài học để chúng ta chia xẻ cho nhau, lãnh tụ Quốc Dân Đảng Đài Loan ông Liên Chiến đã được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tiếp đón như một vị nguyên thủ quốc gia, trên bức tường của hai vị quốc khách đứng chụp hình có viết hai chữ lớn “Quốc, Quốc”. Trở lại lịch sử Trung Hoa, khi đất nước họ bị Nhật bản xâm lăng, cả hai kẻ tử thù Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch đã vì quyền lợi quốc gia mà gát thù riêng liên kết lại để đánh đuổi Nhật. Thế thì, đất nước đã thống nhất 30 năm rồi, và kẻ ly hương cũng bước theo cùng thời gian ấy. Thế sao chúng ta không nói những lời từ biệt với quá khứ để giải quyết những bế tắc có thể giải quyết, những đóng góp có thể đóng góp. Hãy hiểu với nhau rằng kỷ niệm 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước không còn chiến tranh, chứ không phải ngày của chiến tranh hay gợi lại những hận thù qúa khứ. Đây chính là những vết bầm mà dân tộc gánh chịu, nên chúng ta phải vượt qua, bỏ lại sau lưng, không đợi chờ hay trì hoãn để thế hệ tương lai không bị mặc cảm bởi quá khứ và bị phá sản ở tương lai.


Bài hát con chim đa đa “không thích lấy chồng gần, chỉ thích lấy chồng xa” là một xúc tác thời đại nói lên một chuyện tình thời đại chưa quen mặt hoặc biết tên, nặng phần phiêu lưu về yếu tố kinh tế và nhu cầu đáp ứng của cung, cầu. Nhưng chim đa đa rồi cũng bay về tổ, vì chim đa đa là hiện thân cây chùm gởi. Con người Việt chúng ta vẫn thế, chúng ta không thể tiếp tục làm thân phận cây chùm gởi nữa mà hãy cùng nhau bắt tay vào vận hội mới, vận hội ấy là bước đi lên và đi tới của cả dân tộc đang chờ đón mọi bàn tay, mọi ý chí với tất cả quyết tâm và lòng thành.


Nguyễn Hữu Hoạt


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Thách Thức và Hành Động (01-09-2010)
    Thực Dân Mới Hay Đế Quốc Đỏ (01-09-2010)
    Sức mạnh đồng nghĩa với hòa bình (01-09-2010)
    Sự xung đột trên thế giới Đa cực (01-09-2010)
    Rồi Cũng Một Dòng Sông hay Ba Mươi Năm Nhìn Lại (01-09-2010)
    Báo Dân Quyền Phỏng Vấn Thứ Trưởng Bộ Ngọai Giao Việt Nam (01-09-2010)
    Con đường trước mặt của tânTổng thống Obama (01-09-2010)
    Cơ Hội và Thách Thức của Trung Quốc & Ả Rập đối với Iran (01-09-2010)
    Chuyển Động Đông Âu (01-09-2010)
    Chiến lược của Trung Quốc tại lưu vực sông Mê Công (01-09-2010)
    Bên dòng sông Tô Lịch - Ta nhớ đến Thăng Long (01-09-2010)
    Những bất đồng vẫn là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc (01-09-2010)
    Bắt đầu trong những bắt đầu (01-09-2010)
    Bách Việt Trong Lòng Đại Việt Và Chiến Lược Văn Hoá Phục Hoạt Nền Văn Minh Bách Việt (01-09-2010)
    Bắc Kinh Trước Áp Lực Tân Cương (01-09-2010)
    Bắc Hàn Trước Bước Ngoặc Thời Đại (01-09-2010)
    Liên Minh Á Châu (28-08-2010)
    Đối Thoại Chiến Lược Song Phương hay Đơn Phương?  (28-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152854750.